MẸO CHỮA ĐAU NHỨC RĂNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ
Tục ngữ có câu: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Cái thứ nhì này có thể là sưng mộng răng, sâu răng, đau răng…, nó làm cho người ta đau buốt, bứt rứt, khó chịu, thậm chí nổi nóng nếu ai “dám động vào”…
Văn phòng phẩm Hải Giang dựa trên kinh nghiệm đã trải qua, sưu tầm và phổ biến đến Quí khách một số cách sử lý nhanh cái “thứ nhì nhức răng” này. Tuy nhiên, những mẹo này chỉ có tác dụng trong thời gian nào đó, về lâu dài Quí khách cần chú ý vệ sinh răng miệng hằng ngày, đánh răng đúng cách và đặc biệt nên lấy cao răng 6 tháng – 1 năm / lần.
Súc miệng kỹ bằng nước muối pha loãng
Lúc đầu thì hơi xót và hơi đau nhưng vài giây sau cơn đau nhức răng sẽ giảm. Chú ý là nước muối pha loãng thôi nhé, nếu nước muối đậm đặc thì lại phản tác dụng.
Chườm lạnh
Lấy một ít đá lạnh cho vào túi chườm hoặc khăn mỏng, sau đó chườm vào má ngoài ở vị trí răng bị đau. Điều này không chỉ giúp cơn đau được thuyên giảm mà còn giảm sưng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, khi sử dụng túi chườm lạnh nên thường xuyên di chuyển nhẹ thành hình vòng tròn, tránh trường hợp để lâu một vị trí có thể gây bỏng lạnh.
Nhai vài nụ Đinh hương
Nhai 3-5 nụ Đinh hương, khi nhai có cảm giác hơi cay và mùi cũng không dễ chịu, nhưng chỉ sau khoảng 1 phút cơn đau răng sẽ gần như biến mất. Ban đầu chưa quen có thể nhai từng nụ một, ngậm trong miệng, có thể nuốt cùng nước bọt tiết ra không cần nhổ ra.
Nụ Đinh hương nên trữ trong nhà một ít, có thể mua ở các hiệu thuốc bắc.
Ngủ kê gối cao
Đau nhức răng nếu tái phát vào ban đêm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy kê gối cao sao cho vị trí của phần đầu cao hơn phần thân. Lúc này, tốc độ máu lưu thông sẽ chậm hơn và hạn chế được tình trạng lưu lượng máu đổ dồn về vị trí răng đau. Nhờ đó mà cơn đau nhức răng cũng giảm đáng kể.
Dùng hỗn hợp Dầu oliu và dầu đinh hương
Trong thành phần của dầu oliu có chứa một số chất có khả năng giảm viêm, chống viêm.
Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả.
Bạn trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương và dùng tăm bông bôi lên phần răng cũng như nướu bị sưng đau theo tỉ lệ 1:2. Bạn lặp lại điều này 3-4 lần mỗi ngày.
Dùng lá trầu không
Dùng từ 3 – 5 lá trầu không, rửa sạch với nước rồi giã nhuyễn cùng ít muối ăn. Sau đó, cho vào 1 chén rượu ngâm khoảng 15 – 20 phút và gạn lấy nước. Dùng nước này súc miệng. Mỗi lần súc nên ngậm khoảng 3 – 5 phút để dung dịch phát huy đầy đủ công dụng.
Dùng lá bàng
Thành phần của lá bàng bao gồm Tanin Catechic, Tanin Pyrogalic, Flavonoid, Saponin và Phytosterol. Những chất này có tác dụng diệt khuẩn, ngừa viêm và cải thiện tình trạng răng miệng. Rất phù hợp để điều trị đau nhức răng.
Nguyên liệu:
Một nắm lá bàng non rửa sạch + 1 thìa muối ăn nguyên chất + 1 cốc nước lọc
Cách thực hiện
- Thái nhỏ lá bàng sau khi đã rửa sạch và để ráo nước
- Cho lá bàng đã thái cùng muối và nước lọc vào máy xay, xay nhuyễn trong vòng 1 phút. Tạo nên một hỗn hợp dạng lỏng.
- Sử dụng một túi lọc để lọc bỏ hoàn toàn phần bã. Để lại phần nước cho vào chai và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Cách sử dụng
Lấy nước lá bàng đã lọc sạch để súc miệng hàng ngày là được. Trong ngày đầu tiên, bạn nên súc miệng 4 tiếng 1 lần. Những ngày tiếp theo bạn nên dùng nước lá bàng sau khi đã đánh răng buổi tối. Sau đó súc sạch miệng và đi ngủ. Thực hiện biện pháp này trong vòng 1 tuần. Tình trạng đau nhức răng sẽ thuyên giảm một cách tối đa.
Chú ý: Lá bàng sau khi được xay nhuyễn và lọc thành nước cần phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thay vì để ngoài nhiệt độ môi trường. Vì nước lá bàng rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản kỹ càng. Sử dụng nước lá bàng bị nhiễm khuẩn có thể khiến tình trạng đau nhức răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thần kì với rượu ngâm hạt cau
Cách chữa đau răng từ rượu cau bắt nguồn từ thời ông cha ta, có nguồn gốc ở Việt Nam. Thời xưa các cụ hay nhai trầu, răng đen nhánh và óng ả, chắc khỏe cho tới tận lúc lâm chung mà không rụng chiếc nào, từ đó, tác dụng của cau đối với răng lợi được phát hiện.
Nguyên liệu:
20 -30 quả cau + 1 lít rượu trắng quê loại tốt mới nấu thì càng tốt
Cách thực hiện:
Bổ trái cau làm tư, tách lấy hạt cau, có thể lấy cả cùi cau cho vào bình đã đựng sẵn rượu, để cau không bị thâm đen, nếu bổ hạt cau ra mà không ngâm rượu ngay, miếng cau sẽ thâm nhìn không đẹp mắt.
Rượu cau sau khi ngâm 1 tháng sẽ có màu vàng đẹp mắt. Lúc này, các bạn có thể sử dụng được rồi. Nếu vừa ngâm xong đã dùng thì chưa có tác dụng đâu.
Cách dùng rượu cau:
Sau khi đánh răng sạch, các bạn ngậm một ít rượu cau trong 15 phút rồi nhổ đi, sau đó kiêng súc miệng, không uống nước hoặc ăn gì đó trong 30 phút. Mỗi ngày ngậm rượu cau 2 lần, bạn sẽ không còn đau nhức răng lợi nữa.
Rượu ngâm cau: thần dược chữa viêm lợi, đau nhức răng
Văn phòng phẩm Hải Giang Chúc Quý khách không bị tình trạng đau nhức răng làm phiền.