Trang chủ Liên hệ

Cách sử dụng tủ lạnh đúng và hiệu quả

vanphongphamhaigiang 04/12/2021

Nếu biết dùng tủ lạnh đúng cách, chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình sẽ giảm đi rất nhiều. Văn phòng phẩm Hải Giang tổng hợp một số “mẹo” sử dụng tủ lạnh hiệu quả giúp tích kiệm điện, kéo dài tuổi thọ, tăng độ bền cho thiết bị.

Đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt

Nhiệt độ xung quanh vị trí tủ lạnh ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt và mức tiêu hao điện năng. Do đó, người dùng nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp. Để đảm bảo thoát nhiệt, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường ít nhất 10cm, vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và nhanh xuống cấp.

Cần đặt tủ lạnh nơi thông thoáng

Đồng thời, vị trí đặt tủ lạnh cần tránh các nguồn nhiệt, không đặt tủ lạnh cạnh bếp từ, bếp gas hoặc cửa sổ có mặt trời chiếu sáng trực tiếp.

Kiểm tra đệm cửa

Các ron cao su ở cửa tủ lạnh sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hỏng hóc, nếu đệm cửa tủ lạnh bị cong hoặc rách, thì không khí ở nhiệt độ phòng sẽ len lỏi vào tủ lạnh và làm tăng nhiệt độ bên trong tủ lạnh hoặc làm tủ bị thoát khí lạnh gây tiêu tốn điện năng. Thử nghiệm bằng cách kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi dọc theo khe hở thì ron cao su đó cần được thay thế. Vì vậy, nếu phát hiện đệm cửa tủ có vấn đề, bạn hãy nhanh chóng thay thế chúng. Ngoài ra, cũng cần nhớ vệ sinh chúng thật cẩn thận để tránh bụi bẩn.

Hạn chế tắt/bật tủ lạnh

Hầu hết các loại tủ lạnh đều có cơ chế tự ngắt khi đạt nhiệt độ yêu cầu của nguời sử dụng. Khi bắt đầu khởi động, hệ thống làm lạnh sẽ hoạt động đến khi nhiệt độ bên trong tủ giảm đến một mức nhiệt đã được cài đặt sử dụng. Trong suốt quá trình này, chúng ta thường nghe thấy ở tủ có tiếng kêu ì ì to hơn bình thường. Đây cũng là khoảng thời gian tủ lạnh tiêu tốn điện nhiều nhất. Sau đó, khi hệ thống này ngắt, tủ sẽ giữ nhiệt độ ổn định và chạy êm hơn, không còn âm thanh đó nữa. Giai đoạn này tủ tiêu hao rất ít điện năng. Sau một thời gian, khi nhiệt độ bên trong tăng lên, chu trình này lại lặp lại để đưa không khí trong tủ về nhiệt độ thích hợp.

Như vậy, việc đóng/ngắt nguồn điện vào tủ lạnh không những không giúp tiết kiệm điện mà còn dễ khiến đồ ăn trong tủ không được đảm bảo độ tươi ngon do nhiệt độ trong tủ tăng giảm thất thường.

Nếu không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài cần ngắt nguồn điện, dọn sạch thực phẩm trong tủ và dùng vật phủ che bụi phủ lên trên.

Hạn chế đóng/mở tủ lạnh

Mỗi lần mở cửa tủ, khí lạnh thoát hơi nhiều, đòi hỏi tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh từ đầu. Vì vậy nên đừng mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát.

Nên hạn chế đóng/mở tủ lạnh giảm sự hư hỏng của ron cao su và giảm thất thoát khí lạnh

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ trong tủ lạnh cần phù hợp với thời tiết, không nên để nhiệt độ cố định trong suốt thời gian dài.

Bên trong khoang tủ lạnh thông thường thường có 2 bộ phận người dùng có thể tùy ý điều chỉnh: nút điều chỉnh phân phối gió và nút điều chỉnh, cài đặt nhiệt độ tủ.

Nút điều chỉnh nhiệt độ thường được chia vạch, đánh số hay biểu thị bằng kích thuớc vạch màu xanh (theo chiều kim đồng hồ thì nhiệt độ cài đặt cho khoang tủ sẽ giảm dần). Tủ lạnh khi làm việc thì khoang lạnh đông (ngăn đá) có thể đạt -21 độ C nếu đặt nút điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí max và ngăn bảo quản có thể đạt nhiệt độ là 0 độ C. Nên tùy theo lượng thực phẩm trong tủ để điều chỉnh nhiệt độ cũng như tốc độ quạt gió. Với nút điều chỉnh tốc độ quạt gió ở ngăn mát, nếu khoang tủ để nhiều thức ăn thì người dùng nên tăng tốc quạt gió và ngược lại. Nhiều trường hợp để quạt quá to trong khi tủ lạnh chứa lượng thực phẩm quá ít dẫn đến hiện tượng đông đá ở ngay ngăn mát, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đồ ăn vừa gây tốn điện.

Những lưu ý về trữ thức ăn trong tủ lạnh

Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ

Cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả đơn giản cần được thực hiện thường xuyên là vệ sinh tủ lạnh để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn. Chúng ta cần vệ sinh 1 - 2 lần trong tháng hoặc bất cứ khi nào các ngăn bám bẩn. Lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài làm tiêu hao điện năng.

Không cắm điện ngay sau khi di chuyển tủ lạnh.

Khi di chuyển tủ lạnh, nếu có thể thì người dùng nên để tủ ở tư thế dựng đứng giống như khi kê tủ cố định để tránh những sự cố xảy ra.

Trong quá trình di chuyển, máy nén (block) và các thiết bị nhiệt động của tủ cũng bị rung lắc, dầu từ máy nén có thể di chuyển đến các thiết bị của hệ thống. Nếu cho tủ làm việc ngay thì có thể dẫn tới thiếu dầu tại máy nén nên cần để tủ lạnh “nghỉ” ít nhất 30 phút sau đó cho các bộ phận này ổn định trở lại rồi mới đóng điện cho tủ chạy.

Bài viết liên quan