Trang chủ Liên hệ

Vua tôi nghị triều

vanphongphamhaigiang 02/12/2021

Thời Xuân Thu Chiến Quốc (722-221 TCN)

VUA TÔI NGHỊ TRIỀU

Vua Vũ Hầu nước Ngụy thời Chiến Quốc cùng với quần thần bàn việc, việc gì Vua nói  cũng phải, quần thần không ai giỏi bằng. Lúc lui chầu, Vua ra dáng hớn hở lắm.

 

Ngô Khởi (danh tướng của nước Ngụy) bèn tiến lên nói:

- Cận thần đã ai đem câu chuyện Sở Trang Vương nói cho nhà vua nghe chưa?

Vua Vũ Hầu hỏi:

- Câu truyện Sở Trang Vương thế nào?

Ngô Khởi thưa:

- Khi Sở Trang Vương mà bàn việc phải hơn quần thần, thì lúc lui chầu lo lắm. Có người hỏi: Sao vua lại lo? Sở Trang Vương nói: Ta bàn việc mà quần thần không bằng được ta cho nên ta lo. Cổ nhân có câu: "Các vua chư hầu ai có thầy giỏi, thì làm được vương, ai có bạn giỏi, thì làm được , ai có người quyết đoán cho mọi việc ngờ vực, thì còn nước, ai bàn việc không còn ai bằng mình, thì mất nước". Ta nghĩ ngu như ta mà quần thần cũng không ai bằng thì nước ta có nhẽ mất mất. Bởi thế ta lo...

Ấy cùng một việc giống nhau, Sở Trang Vương thì lo mà nhà vua thì mừng.

Vua Vũ Hầu nghe nói áy náy vái tạ rằng:

- Trời sai nhà ngươi đến bảo cái lỗi cho ta.

 

>>> Văn phòng phẩm Hải Giang luận bàn về Vua tôi nghị triều

Mình làm chúa một nước tất mình phải tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi mình đã dùng bầy tôi, là mình muốn mong cậy ở bầy tôi giúp được mình như người ngoài giúp nước cờ vậy. Nếu mà bầy tôi không có ai hơn mình cả, thì là bọn ăn hại còn mong cậy gì được mà chẳng đáng lo. Nên lời Ngô Khởi nói đây rất là phải. Đã hay rằng người ta ở đời phải cầu ở mình hơn nhờ ở người, nhưng lắm lúc cũng phải có người ngoài giúp đỡ thêm cho mới lo toan được công việc. Những bậc vua chúa cần phải có thầy giỏi, tôi hay là vì cái nhẽ thế.

 

Đấy là chuyện bên Trung Quốc. Còn ở Việt nam ta có câu truyện “Giữ thuyền Bến Tân” vào thời kỳ Nhà Trần kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và năm 1288 cũng có ý nghĩa tương tự:

Yết Kiêu cùng với Dã Tượng là hai gia nô trung thành của Hưng Đạo Vương. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân (trên sông Lục Nam), Dã Tượng đi theo Hưng Đạo Vương. Khi quân Việt thua chạy, thủy quân bị tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:

- Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền.

Hưng Đạo Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó, vui mừng nói:

- Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi.

Nói xong chèo thuyền đi, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp. Hưng Đạo Vương rút về Vạn Kiếp, chia quân đón giữ ở Bắc Giang.

Ý Trần Hưng Đạo muốn nói: người tướng tài giỏi, nổi tiếng phần lớn cũng là nhờ những người chung quanh mình ra sức làm việc, phò tá, nếu chỉ có một cá nhân mình thì không sao có thể làm nên sự nghiệp lớn.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300)

Văn phòng phẩm Hải Giang là tập thể vững mạnh, trên dưới một lòng, luôn sáng tạo, cải tiến, đổi mới hoạt động để phục vụ Quí khách của mình ngày càng tốt hơn.

 

Bài viết liên quan