Dân gian tục ngữ có câu "Cùng Bất Cải Môn, Phú Bất Di Mộ" tức là chớ có nhắm mắt mà làm bừa về Phong Thủy hại trạch Âm Dương. Bởi người ta, khi vào bước đường cùng, Vận khí sai hỏng, Tâm thần hỗn loạn, dễ nghe lung tung mà sửa sai đi, đã sai càng thêm sai. Còn khi nhà giàu có lên, kiêu khí nổi lên, muốn hơn người đứng đầu thiên hạ, do vậy mà tùy tiện xây sửa Mộ Phần của Gia Tộc.
Tuy nhiên nếu như Mộ Phần xuất hiện các hiện tượng sau thì nên có sự sắp xếp mà sửa chữa mộ phần:
- Mộ phần vô cớ tự nhiên lún sụt, nứt vỡ.
- Trong nhà xuất hiện nhiều chuyện quái dị hỗn loạn, điều tiếng xấu xa.
- Con cái trong nhà bỗng thành ngỗ nghịch, điên cuồng, cướp hại.
- Đời sau thường bệnh tật, thương tổn nhân khẩu, những của cải tích lũy dần tiêu tan.
- Cây ở xung quanh mộ vô cớ chết khô héo.
- Xung quanh mộ hỗn loạn, không còn bố cục, khiến cho vận trình con cháu có nhiều ngáng trở không thông thoáng, ruộng vườn hao tán, hay gặp quan sự.
Ngày nay do sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nên việc hưng công động thổ và xây dựng đường xá ngày một nhiều và từng ngày biến đổi. Vì vậy mộ phần cũng có nhiều nguy cơ bị xâm hại về Phong Thủy. Có rất nhiều người khi nhắc đến việc xây sửa, hoặc di chuyển mộ phần đều có ý sợ hãi. Trên thực tế, việc di chuyển xây sửa nếu tiến hành đúng cách sẽ trợ giúp lợi ích cho con cháu. Vấn đề chủ yếu là phải đảm bảo các Tiêu Chuẩn Phong Thủy chính xác và hợp lý. Ví dụ như nếu đưa được phần mộ Tổ Tiên vào Phong Thủy Bảo Địa, nhất định vận khí cháu con sẽ ngày càng tốt đẹp bội phần.
Vào các lễ tiết Thanh Minh, Trung Nguyên, Tế Tổ là nên tu sửa mộ phần, là thời điểm rất tốt để di chuyển hài cốt, an táng. Khi di chuyển mộ cần chọn phần đất tốt, chú ý:
- Kỵ gặp ác Thủy.
- Kỵ gặp đất cứng rắn.
- Kỵ gặp sâu kiến.
- Kỵ gặp bên dưới sát cạnh có quan tài hài cốt của nhà khác.
- Kỵ gặp gió lạnh lùa, cách thử là dùng nến đốt ở mệnh của mộ, nếu thấy lửa đứng im là không có gió lùa, nếu thấy lửa dao động là xem xét lại.
- Huyệt mộ sau khi đào xong nên dùng giấy vàng trải lót xuống đáy mộ, dùng cổ tiền đè chặn, dùng hương xông tẩm, dân gian gọi là áp mộ.