Ngũ hành là gì?
Theo triết học cổ Trung Hoa, vạn vật trên thế giới, trong đó có con người, đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản là: Kim (là kim loại), Thủy (là nước), Mộc (là gỗ), Hỏa (là lửa), Thổ (là đất), và luôn trải qua năm trạng thái. Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành. Ngũ hành không phải là vật chất theo nghĩa đen như tên gọi của chúng mà là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất. Thí dụ: Người có mệnh Kim không phải người làm bằng Kim loại mà mệnh người đó mang tính chất của hành Kim trong Ngũ hành.
Tính chất của ngũ hành
- Kim: có tính chất thu lại (Thu). Tính thuận theo, có thể thay đổi hình dáng, sinh vị cay
- Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh). Dễ thay đổi có thể uốn duỗi sinh vị chua.
- Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng). Hướng xuống, tưới nhuần vạn vật sinh vị mặn.
- Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng). Hướng lên, sấy, đốt vạn vật, sinh vị đắng.
- Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa). Nuôi dưỡng vạn vật sinh vị ngọt.
Qui luật Ngũ hành Tương sinh
Khái niệm về Ngũ hành Tương sinh
Là nói loại vật chất này có tác dụng làm nảy nở, phát triển loại vật chất kia. Là mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng.
Ngũ hành Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Giải thích về tương sinh:
- Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ. Mộc sinh hỏa vì mộc có tính ấm, hỏa phục trong đó, khoan đốt mà sinh ra.
- Tro tàn tích lại đất vàng thêm. Hỏa sinh thổ là vì hỏa nóng có thể đốt cháy mộc, mộc cháy thành tro – tức là thổ.
- Lòng đất tạo nên kim loại trắng. Thổ sinh kim vì tụ thổ thành núi, thành đá, kim trong đá, trong núi mà sinh ra.
- Kim loại vào lò chảy nước đen. Kim sinh thủy vì khí thuần âm, ôn nhuần, sáng chảy. Kim nóng chảy cũng là thủy.
- Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên. Thủy sinh mộc vì mộc nhờ thủy tưới nhuần là lớn lên.
Qui tắc Sinh xuất và Sinh nhập
Sinh xuất:
Cái này sinh cho cái kia là Sinh xuất. Thí dụ: hành Mộc sinh hành Hỏa. Chủ thể tình trạng Sinh xuất sẽ bị thua thiệt, vất vả để phù trợ cho cái được sinh.
Sinh nhập:
Cái này được cái kia sinh ra là Sinh nhập. Thí dụ hành Mộc được hành Thủy sinh ra. Chủ thể tình trạng Sinh nhập sẽ được lợi, được phù trợ bởi cái kia đem lại.
Thí dụ về qui tắc Sinh xuất và Sinh nhập: hành Sinh xuất là cha mẹ, hành Sinh nhập được sinh là con cái. Vì cha mẹ sinh ra con cái nên hết lòng vì con cái, bồi đắp và nuôi dưỡng cho con cái phát triển, còn con cái, được cha mẹ sinh thành, dưỡng dục nên người, sau này sẽ báo đền ơn nghĩa của cha mẹ. Tuy nhiên, sự báo đáp đó không thể ngang bằng với công lao trời biển của bố mẹ.
Trong quan hệ vợ chồng, sự Tương sinh giữa hai bản mệnh là rất cần thiết vì có sự Tương sinh thì vợ chồng mới yêu thương, hòa thuận, mới cùng nhau vun đắp cuộc sống gia đình được viên mãn. Tuy nhiên, bản mệnh của người vợ phải ở tình trạng sinh xuất cho bản mệnh của người chồng thì sự tương sinh ấy mới thật sự là tốt đẹp, hoàn mỹ. Sự sinh xuất đó sẽ giúp người chồng gặp nhiều may mắn, con đường công danh, sự nghiệp của người chồng sẽ ít gặp những trắc trở, hoặc nếu có gặp thì sẽ dễ dàng vượt qua. Trường hợp này, dân gian gọi là người có số vượng phu ích tử. Ngược lại, bản mệnh người vợ được sinh nhập từ bản mệnh của người chồng thì người vợ sẽ được người chồng yêu thương, chở che, bao bọc. Vì ở tình trạng sinh xuất nên người chồng không nhận được sự giúp đỡ của vợ, dù chỉ là “nhờ lộc tuổi của vợ” … Dù sao, bản mệnh của hai vợ chồng rất cần có sự tương sinh về ngũ hành để cuộc sống gia đình được hạnh phúc.
Qui tắc Tương sinh theo tính chất Âm Dương
- Nếu chủ thể sinh và được sinh mà đồng cực thì mức độ sinh sẽ mạnh, chủ sinh sẽ bị hao nhiều, còn được sinh sẽ vững mạnh.
- Nếu chủ thể sinh là dương được sinh là âm thì sự sinh thuận lý diễn ra bình thường.
- Nếu chủ thể sinh là âm, được sinh là dương thì sự sinh diễn ra yếu, không bình thường hoặc có khi không thực hiện được. Thí dụ: mộc ướt không thể sinh được hỏa, hoặc yếu nhỏ không thể sinh được hỏa lớn, hỏa nhỏ không thể sinh được thổ lớn.
Qui tắc Tương sinh theo tính chất tương thừa (Phản sinh)
- Thổ nhiều vùi lấp kim mà không sinh kim, thậm chí còn hủy diệt kim.
- Kim quá nhiều có thể khống chế thủy.
- Thủy quá lớn có thể hủy diệt mộc.
- Mộc quá vượng có thể hủy diệt hỏa.
- Hỏa quá thừa không sinh cho thổ mà diệt thổ.
- Ngũ hành Tương sinh Thủy sinh Mộc
-
Qui luật Ngũ hành Tương khắc
Khái niêm về Tương khắc:
Là loại vật chất này có tác dụng ức chế, tiêu diệt loại vật chất kia. Là mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình.
Ngũ hành Tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Giải thích về Tương khắc:
- Chuyên thì thắng tán cho nên mộc thắng thổ. Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày.
- Thực thì thắng hư cho nên thổ thắng thủy. Đất đắp đê cao ngăn nước lũ.
- Nhiều thắng ít cho nên thủy thắng hỏa. Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay
- Tinh thì thắng thô cho nên hỏa thắng kim. Lửa lò nung chảy đồng sắt thép
- Cương thì thắng nhu cho nên kim thắng mộc. Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây
-
Qui tắc Tương khắc theo tính chất âm dương
- Nếu chủ thể khắc và bị thể mà đồng cực thì mức độ khắc sẽ mạnh, không những cái bị khắc sẽ bị suy yếu đi nhiểu mà chủ thể khắc cũng bị hao mòn một phần.
- Nếu chủ thể khắc là dương bị thể là âm thì sự khắc thuận lý diễn ra bình thường.
- Nếu chủ thể khắc là âm, bị thể là dương thì sự khắc diễn ra yếu, không bình thường có khi chủ thể còn bị khắc chế ngược lại. Thí dụ: âm hỏa khắc dương kim (hỏa yếu không thể chế được kim mạnh), âm kim khắc dương mộc (kim yếu mềm không thể chặt được gỗ cứng),
-
Qui tắc Tương khắc theo tính chất Tương vũ (Phản khắc)
- Thổ khắc thủy nhưng thủy quá mạnh thì có thể khắc ngược lại thổ.
- Thủy khắc hỏa nhưng hỏa quá vượng thì có thể khắc ngược lại thủy.
- Hỏa khắc kim nhưng kim vượng có thể khắc lại hỏa.
- Kim khắc mộc nhưng mộc quá mạnh có thể chế ước lại kim.
- Mộc khắc thổ nhưng thổ nhiều và mạnh có thể khống chế mộc.
- Ngũ hành Tương khắc (ảnh minh họa)
-
Qui luật Ngũ hành Tương hòa
Khái niệm Tương hòa
Khi hai đối tượng cùng "Hành", thì quan hệ giữa chúng là "Tỷ hoà" hay "Bình hoà", là "Ngang vai" nhau, là "Anh em với nhau": Kim tỷ hoà Kim, Mộc tỷ hoà Mộc,... Tỷ hoà cũng có trường hợp Tốt, trường hợp xấu:
Qui tắc đồng hành đồng cực thì đẩy nhau, tương khắc, kỵ nhau, không ưa nhau. Đó là xung khắc đồng cực. Thí dụ: địa chi thìn – tuất, là dương thổ đẩy dương thổ.
Qui tắc Đồng hành khác cực thì hút nhau, tương hỗ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau mạnh thêm. Thí dụ: thiên can nhâm – quí dương âm thủy hút nhau.
Qui tắc đồng loại – đồng chất thì tôn nhau lên mạnh thêm, mỗi "Hành" chỉ có một cặp:
- Lưỡng Hoả thành Viêm: lư trung Hoả với phúc đăng Hoả, 2 cục lửa than để gần thổi gió sẽ cháy bừng lên lửa ngọn
- Lưỡng Mộc thành Lâm: bình địa Mộc với đại lâm Mộc, 2 cây xoài trồng gần nhau sẽ thành bóng mát hoặc vườn xoài
- Lưỡng Thổ thành Sơn: đại trạch Thổ với sa trung Thổ, 2 đống đất đồng loại đổ nhập lại thì sẽ cao lên thành gò núi
- Lưỡng Kim thành Khí: sa trung Kim với kiếm phong Kim, có 1 thẻ vàng y rồi được thêm thẻ nửa sẽ làm thành món đồ quí
- Lưỡng Thuỷ thành Giang: thiên hà Thuỷ với Đại hải Thuỷ. Nước của 2 con rạch chảy nhập lại sẽ biến thành sông
-
Qui tắc khác loại – khác chất thì triệt phá nhau, tổn hại nhau, là các cặp còn lại của mỗi "Hành":
- Lưỡng Hoả, Hoả diệt: Lửa than bỏ vô lò lớn sẽ mất dạng, đèn dầu gần đèn điện sẽ lu mờ.
- Lưỡng Mộc Mộc chiết: Cây nhỏ gần cây lớn sẽ bị tàn che khó lên hoặc bị đè gảy
- Lưỡng Thổ, Thổ liệt: Lấy đất cứng đổ lên đống đất mềm, đất mềm sẽ bị đè bể ra vụn.
- Lưỡng Kim, Kim khuyết: Vàng y đụng vàng 10 thì bị móp vì mềm, hòa vào thì mất giá trị.
- Lưỡng Thuỷ, Thuỷ kiệt: Rạch nhỏ gần sông lớn sẽ bị sông lớn rút cạn kiệt
- Ngũ hành Tương hòa (ảnh minh họa)