Lựa chọn thương hiệu màn hình
Các thương hiệu như Dell, Samsung, HP, LG, ASUS…sử dụng công nghệ hiện đại cho chất lượng hình ảnh vượt trội. Tốc độ tái tạo hình ảnh cao, cung cấp hình ảnh chân thực ổn định. Nếu màn hình máy tính hãng HP được khá nhiều khách hàng ưa chuộng, đánh giá tốt về chất lượng hình ảnh, video chân thực, rõ nét. Thì LG lại nổi trội tính năng bền bỉ, rất khó hỏng vì chất lượng mà hãng LG luôn là bậc nhất. Bên cạnh đó thì nhà Samsung hiện đang đầu tư các thiết kế rất đẹp. Nhưng tập trung vào phân khúc giá tầm trung nhưng tính năng cải thiện rất nhiều.
Các yếu tố lựa chọn khác
Loại tấm nền màn hình
Tấm nền ở đây không phải là LCD hay OLED, đa số màn hình có thể mua được hiện nay chỉ là LCD nên thôi tạm thời không bàn đến OLED, nếu có thì giá “trên trời”
Màn hình LCD trên thị trường hiện đang có 3 loại tấm nền phổ biến: TN, VA và IPS.
Twisted Nematic (TN) là loại tấm nền đã có từ rất lâu, ưu điểm là giá rẻ nhưng khuyết điểm là góc nhìn sẽ hơi hẹp hơn bình thường. Góc nhìn là sao? Có nghĩa là khi bạn không ngồi thẳng trực diện mà chếch sang một bên thì sẽ thấy màu bị đổi, bạc đi hay thậm chí rất khó thấy được.
VA (Vertical align): ở công nghệ này, các pixel sẽ được xếp dọc thay vì xếp ngang như TN hay IPS. Nó cho phép người xem có thể thưởng thức được hình ảnh với màu sắc tốt ngay cả khi ở vị trí không phải là trung tâm của màn hình. Sony và Samsung ứng dụng nhiều trên màn hình của họ để cho góc nhìn rộng và thể hiện màu đen sâu hơn. VA vẫn có góc nhìn rộng nhưng không bằng IPS, bù lại độ tương phản cao hơn, màu đen thể hiện đậm hơn, rõ hơn.
IPS (In-plane switching): Những tinh thể lỏng của IPS được sắp xếp theo cơ chế nhất định, cho phép tối ưu lượng ánh sáng đi qua (tăng độ sáng và khả năng tái tạo màu sắc) và tán xạ góc rộng (cho góc nhìn rộng mà không bị suy giảm độ tương phản) so với công nghệ TN. Theo lý thuyết, màn hình IPS thường đắt tiền hơn, góc nhìn rộng hơn, màu sắc cũng đẹp hơn so với màn hình TN. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những màn hình TN thật sự rất rất tốt, đến mức nhìn mà cứ tưởng IPS về khía cạnh màu sắc. Lý do là không phải màn hình IPS nào cũng được sản xuất như nhau, vẫn sẽ có những biến thiên nhất định tùy theo giá thành, công nghệ sản xuất nữa. Màn hình IPS rẻ tiền sẽ xấu hơn nhiều so với cùng là IPS nhưng đắt, cao cấp.
Thiết kế màn hình
Sau khi đã chọn được loại màn hình, nên đặt sự quan tâm vào thiết kế. Thiết kế của màn hình cực kì quan trọng vì nó phải đẹp thì người dùng mới có cảm hứng để làm việc.
Đa số thiết kế nổi bật nhất của màn hình máy tính trên thị trường hiện nay đó là viền rất mỏng. Dell, HP, Acer, Asus, BenQ, LG, Samsung… đều có những màn hình viền mỏng dính nhìn rất bắt mắt. Nếu có điều kiện thì nên xem trực tiếp tại nơi trưng bày xem thử có ưng với thiết kế đó hay không.
Chân đế màn hình
Đừng quên để ý tới chân đế, cũng là một thành phần dễ thấy trên thiết kế màn hình. Chân đế cần phải gọn gàng nhưng chắc chắn, không làm màn hình bị sụt sịt khi sử dụng. Không nên chọn màn hình mà chân bé quá, dễ bị lắc lắc khi bạn gõ bàn phím mạnh.
Ngoài ra, khi lựa chân đế cũng nên để ý đến khả năng thay đổi độ cao, xoay, nghiêng, lật màn hình phù hợp với bàn, ghế sử dụng.
Chân đế màn hình có thể thay đổi độ cao, xoay, nghiêng, lật
- Cổng kết nối, độ tiện dụng của màn hình
Tiếp theo thiết kế là cổng kết nối. Cổng HDMI thì gần như màn hình nào cũng có. Nhưng ở thời này quan tâm thêm về cổng USB-C nếu máy tính của bạn có thể sạc và xuất hình ảnh bằng cổng này, nhớ chọn loại nào hỗ trợ xuất full hình ảnh + data + sạc bằng USB-C thì mới phát huy được hết tiềm năng. Còn nếu PC không hỗ trợ USB-C thì bạn vẫn cần quan tâm đến cổng USB truyền thống xem có trên màn hình không. - Nhiều màn hình hiện tại có hỗ trợ cổng USB, nhờ đó bạn có thể xài nó như một cài USB Hub, gắn thêm bàn phím, chuột hay USB đều dễ dàng. Một số màn hình cho phép nối loa bằng cổng USB nữa. Việc này sẽ giúp bạn không phải lui cui cắm màn hình vào máy tính. Có một kinh nghiệm nhỏ: màn hình có cổng USB thì nhớ ưu tiện loại có cổng nằm bên cạnh trái hoặc phải cho dễ cắm. Những màn hình cũ chỉ có cổng USB sau lưng sẽ rất khó khăn khi cần tháo lắp thiết bị.
- Đối với màn hình 2K trở lên cần để ý: máy tính và cáp cũng như màn hình phải hỗ trợ cổng HDMI 1.3 trở lên, với 4K là HDMI 1.4 trở lên. Chuẩn HDMI của màn hình được ghi rõ trên thùng máy hoặc trong bảng cấu hình.
- Một cổng xuất hình ảnh khác cũng khá phổ biến hiện nay là DisplayPort hoặc Mini DisplayPort. Nếu máy tính có DisplayPort, nên lựa màn hình nào hỗ trợ sẵn sử dụng dây gắn qua, không phải đổi đầu phiền phức.
- Chống chói và các công nghệ khác của màn hình
- Màn hình có 2 loại: màn hình gương và chống chói (hay gọi là anti glare). Để làm việc ở văn phòng, bạn nên lựa màn hình chống chói vì ánh sáng ở công sở thường rất mạnh, chưa kể bàn của bạn nằm kế cửa sổ thì càng cần tính năng này hơn. Nếu dùng màn hình gương độ tương phản cao hơn, ảnh trong hơn một chút nhưng gặp đèn chiếu vào là bị phản chiếu ngay, rất khó thấy, gần như không làm việc được và dễ bị nhức đầu.
- Nhiều màn hình mới có công nghệ lọc ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh là loại tia gây hại cho mắt, làm nhức mắt trong thời gian dài, vậy nên bạn nên ưu tiên lựa màn hình nào có công nghệ này.
- Tỷ lệ khung hình (Aspect Ratio) màn hình
- Đây chính là yếu tố nói nên hình dáng của màn hình (chiều dài so với chiều cao). Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn đối với màn hình máy tính ngày nay là 16: 9. Đa số các ứng dụng hiện nay đều được thiết kế để hỗ trợ tỉ lệ này, và đặc biệt phù hợp với phim phim ảnh hoặc chơi trò chơi. Cũng có một vài biến thể (chủ yếu là ở các màn hình chơi game hoặc để phục vụ những công việc đặc thù) với tỷ lệ khung hình là 21: 9. Một định dạng cũng tương đối phổ biến khác là 16:10, cung cấp không gian mở rộng hơn theo chiều dọc, nhằm hỗ trợ cho việc xem nhiều tài liệu hoặc hình ảnh.
- Màn hình Cong hay Phẳng?
- Điều này còn phải phụ thuộc vào sở thích của bạn. Logic đằng sau thiết kế màn hình cong là chúng sẽ bắt chước chặt chẽ hơn kiểu cong mà nhãn cầu của chúng ta sử dụng để nhìn thấy hình ảnh, nhưng tính hiệu quả không quá cao, trong khi vẫn có sự khác biệt nhất định trong chính các model màn hình cong. Màn hình cong có tỷ lệ khung hình 16:9 không thấy sự khác biệt nhiều lắm so với màn hình thường, nhưng với tỷ lệ 21:9 thì dễ chịu hơn nhiều, lúc nhìn những cửa sổ ở gần rìa không bị chướng chướng, rất tự nhiên.
- Nhiều người sẽ nói với bạn rằng một màn hình cong là vô giá trị nếu nó nhỏ hơn 30 inch, điều này không phải là không có cơ sở. Nếu bạn không chắc chắn, hãy ra cửa hàng và thử nhìn vài lần và xem có nhận thấy sự khác biệt đáng kể nào không. Nếu không, đừng trả nhiều tiền hơn cho màn hình cong, trừ khi bạn thấy kiểu thiết kế này thực sự đẹp.
- Độ sáng màn hình
- Màn hình cao cấp ngày nay có độ sáng nằm trong khoảng từ 300 đến 350 cd/m2. Độ sáng cao sẽ rất hữu ích nếu bạn phải làm việc trong môi trường có ánh sáng mạnh hoặc bên cạnh cửa sổ. Tuy nhiên, quá nhiều độ sáng cũng sẽ không tốt cho mắt, triệu chứng thường gặp nhất là nhức mỏi mắt. Màn hình mà bạn định mua chỉ cần có độ sáng đạt 250 cd/m2 là đủ dùng cũng như ít gây hại cho mắt.
- Tỷ lệ tương phản màn hình
- Tỷ lệ tương phản (Contrast ratios) sẽ cho bạn biết sự khác biệt cực đại giữa màu trắng và màu đen mà màn hình có thể hiển thị được. Nói cách khác, đây là tỉ số giữa độ sáng "trắng" và "đen" tối nhất có thể được tạo ra trên màn hình. Tỷ lệ tương phản cao hơn là một dấu hiệu tốt, bởi vì điều đó có nghĩa là màu sắc sẽ trên màn hình sẽ được phân biệt rạch ròi hơn. Nếu một bức ảnh có độ tương phản cao, bạn sẽ thấy nó sắc nét hơn. Tuy nhiên, nhiều phép đo cho tỷ lệ tương phản tồn tại và thông số kỹ thuật đã nêu rất không đáng tin cậy, vì vậy hãy thử bằng mắt thường chứ không nên quá tin tưởng vào những con số mà nhà sản xuất đưa ra.
- HDR của màn hình
- HDR là viết tắt của cụm từ High Dynamic Range (tạm dịch là dải tương phản động mở rộng). Đây là một tính năng bổ sung mới được áp dụng lên màn hình PC và có thể có tác động mạnh mẽ đến chất lượng hiển thị hình ảnh. HDR có nhiệm vụ làm cho hình ảnh của bạn trông đẹp hơn, trông giống như những gì mắt bạn thấy. Tuy nhiên, hầu hết các màn hình PC đều thiếu độ sáng cần thiết để tận dụng tối đa lợi thế của HDR, nhưng sự khác biệt giữa một màn hình không có và có HDR là hoàn toàn có thể thấy rõ.
- Tốc độ làm mới của màn hình
- Tốc độ làm mới (Refresh rate) được xếp hạng theo đơn vị hertz (Hz), tốc độ làm mới của màn hình là mức độ thường xuyên của việc hình ảnh được cập nhật trên màn hình của bạn. Trong khi hầu hết các model thông thường đều hỗ trợ lên đến 60Hz, một số màn hình cao cấp có thể cung cấp tốc độ làm mới cao hơn rất nhiều, đem đến khả năng hiển thị cực kỳ mượt mà. Ngoài ra, tốc độ làm mới tốt cũng sẽ góp phần hỗ trợ tốc độ khung hình trên giây cao hơn khi bạn chơi game, giúp tạo ra sự khác biệt lớn trong trải nghiệm các tựa game có nhịp độ cao, tiết tấu nhanh.
- Thời gian phản hồi của màn hình
- Thời gian phản hồi (Response time) cho biết màn hình hiển thị các chuyển đổi về hình ảnh nhanh như thế nào. Thời gian phản hồi thấp sẽ rất phù hợp cho các video hành động có nhịp độ nhanh, các game có tiết tấu cao và các hoạt động tương tự. Thời gian phản hồi được đo bằng mili giây (ms). Các màn hình cao cấp có thể chuyển đổi pixel chỉ trong vài ms, nhưng không phải ai cũng cần đến tốc độ phản hồi nhanh như vậy.
- Góc nhìn
- Góc nhìn không quá quan trọng đối với các màn hình cỡ lớn như màn hình TV, nhưng nếu bạn muốn xem các chương trình trên máy tính của mình với nhiều người ở nhiều góc độ khác nhau, hãy nhắm đến một sản phẩm có thể cho góc nhìn lớn hơn để mọi người ngồi ở hai bên có thể nhìn thấy hình ảnh một cách dễ dàng và trung thực hơn (nhất là về màu sắc).
- Màn hình cảm ứng
- Nếu muốn tiết kiệm thời gian và lười nhấp chuột thì màn hình cảm ứng sẽ là một lựa chọn tốt. Lời khuyên cho bạn khi mua màn hình cảm ứng là hãy thử dùng nó để đánh giá tốc độ di chuyển, khả năng tiếp cận, phản ứng và cả cảm giác khi chạm trên màn hình. Tốc độ phản hồi cao, không phải dùng quá nhiều lực khi chạm và cảm giác thoải mái khi sử dụng sẽ là tiêu chí để quyết định mua màn hình cảm ứng đó hay không.
- Nên chọn G-Sync hay FreeSync? Màn hình nhắm mục tiêu đến các game thủ thường có tùy chọn Nvidia G-Sync hoặc AMD FreeSync. Về cơ bản, đây là các tính năng giúp giảm bớt hiện tượng răng cưa hay lặp khung hình ở refresh rate cao bằng cách đồng bộ GPU với tần số quét của màn hình, ép màn hình phải chờ cho tới khi bắt đầu chu trình làm mới kế tiếp. Và tất nhiên màn hình có hộ trợ các tính năng này sẽ có giá bán cao hơn một chút.
Văn phòng phẩm Hải Giang chúc Quí khách mua được màn hình máy tính như ý.