CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM HẢI GIANG

phoneHotline: 0936.236.365 - 02438259818.

Những câu chuyện về Bác Hồ kính yêu

Đăng bởi vanphongphamhaigiang vào lúc 02/12/2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969)

NHỮNG CÂU TRUYỆN VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU

Bác Hồ kính yêu là Lãnh tụ vĩ đại của Nhân dân Việt nam, đồng thời là Danh nhân văn hóa Thế giới. Văn phòng phẩm Hải Giang chọn lọc gửi đến Quí khách những câu chuyện cảm động và hay nhất về Người.

Bác Hồ với bộ đội ở Đền Hùng

Bác hồ với bộ đội Đền Hùng 1954

Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trên đường từ chiến khu Việt Bắc trở lại Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm Đền Hùng. Đêm ngày 18/9/1954, Bác Hồ nghỉ lại tại Đền Giếng, một di tích trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng. Tại đây, ngày 19/9/1954, Bác đã có buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn quân Tiên phong) trên đường về tiếp quản thủ đô.

- Các chú có mệt không?

Mọi người đáp ran:

- Thưa Bác, không ạ!

Theo hiệu của Bác, tất cả cán bộ chiến sĩ đều nhất loạt ngồi xuống bậc thềm, vây quanh lấy Bác.

 

Mở đầu câu chuyện, Bác chỉ tay lên đền, thân mật hỏi: 

- Các chú có biết đây là nơi nào không? Đây chính là đền thờ vua Hùng, tổ tiên chúng ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Trải qua bao nhiêu thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô. Tám, chín năm nay, do quân dân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế, các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô, là được nhận một vinh dự rất lớn.

 

Sau đó, Bác nhắc nhở: "Quân đội ta không được vì sống trong hoà bình mà lơi lỏng tay súng. Còn đế quốc ở miền Nam, còn đế quốc trên thế giới thì còn phải xây dựng quân đội mạnh mẽ".

Ai nấy đều nhớ mãi lời khuyến khích, dặn dò ân cần của Bác. Lúc câu chuyện kết thúc, Bác nói: Đồng bào Hà Nội chờ mong các chú từ ngày các chú ra đi, nay đang mong cờ đỏ sao vàng, chờ đợi hoan hô các chú. Hãy xứng đáng với vinh dự đó, trách nhiệm đó. Vô cùng phấn khởi, mọi người vội đứng cả dậy, xúm xít quanh Bác Hồ hô lớn: "Hồ Chủ tịch muôn năm! Chúc Bác vui khoẻ, sống lâu".

Bác cười hiền hậu, nói:

- Được, muốn Bác vui khoẻ sống lâu, các chú hãy làm đúng lời Bác dặn.

 

>>> Văn phòng phẩm Hải Giang luận bàn:

Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”…Chúng con ghi nhớ và nguyện làm theo lời dạy của Người.

 

Bài thơ “Không có việc gì khó...” của Bác Hồ

Đội thanh niên xung phong (TNXP) công tác Trung ương đầu tiên thành lập ngày 15/7/1950 theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Sau khi phục vụ chiến dịch biên giới, Đội được giao nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường quan trọng: Cao Bằng - Bắc Kạn

- Thái Nguyên.

 

Trung tuần tháng 9/1950, chúng tôi được tin báo có đồng chí Trần Đăng Ninh, chủ

nhiệm Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần) sẽ đến thăm đơn vị. Đêm

hôm đó, chúng tôi tổ chức nửa trại trong rừng Nà Tu để đón khách. Vừa trông thấy

ánh đèn pin thấp thoáng từ ngoài cửa rừng đi vào, đoán là khách đã đến, tôi cho

anh chị em vỗ tay hoan hô: “Hoan hô đồng chí Trần Đăng Ninh”. Khách vào tới

nơi, định thần nhìn lại, tất cả chúng tôi đều sững sờ trước niềm vinh hạnh phúc thật

bất ngờ: Bác Hồ đến thăm.  Rõ ràng Bác đang đứng trước mắt mà chúng tôi cứ ngỡ như một giấc chiêm bao! Bác vẫn giản dị với bộ quần áo bà ba màu nâu, chiếc khăn quàng cổ che kín cả chòm râu. Đi bên Bác là đồng chí Trần Đăng Ninh.

 

Bác tươi cười nhìn chúng tôi và giơ tay ra hiệu:

- Các cháu ngồi cả xuống.

Chúng tôi đều răm rắp nghe theo lời Bác, im lặng ngồi xuống. Những câu đầu tiên

Bác hỏi chúng tôi là những lời hỏi thăm ân cần về tình hình đời sống của đơn vị.

Bác hỏi:

- Các cháu ăn uống có đủ no không?

- Thưa Bác có ạ!

- Các cháu có đủ muối ăn không?

- Thưa Bác đủ ạ!

- Quần áo, chăn màn, thuốc phòng bệnh chữa bệnh có đủ không?

- Thưa Bác đủ ạ!

Qua nụ cười hiền hậu trên nét mặt của Bác, chúng tôi thấy Bác biết thừa là chúng

tôi nói dối để Bác vui lòng. Bác đã được đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp báo cáo đầy đủ về chế độ cấp phát lương thực, thuốc men, quân trang cho TNXP còn thiếu thốn. Bác lại hỏi:

- Đào núi có khó không?

Chúng tôi ai cũng dè dặt không dám trả lời ào ào. Người thì trả lời khó, người sợ nói khó bị cho là tư tưởng ngại khó nên trả lời không khó...

Bác hỏi thêm chúng tôi:

- Có ai dám đào núi không? Và chỉ định một đội viên gái ngồi ngay trước mặt Bác

Đồng chí này mạnh dạn đứng lên thưa:

- Thưa Bác có ạ! TNXP chúng cháu ngày ngày vẫn đang đào núi để đảm bảo giao

thông đấy ạ! (Hồi bấy giờ chúng tôi đào núi bằng cuốc, xẻng, không được cơ giới

hoá như bây giờ).

Nghe xong, Bác cười:

- Đào núi khó là đúng, nhưng khó mà con người vẫn dám làm và làm được. Chỉ cần cái gì?

Chúng tôi đã bình tĩnh, lấy lại được tinh thần và mạnh dạn hẳn lên, thi nhau giơ tay lên phát biểu, có người trả lời “cần quyết tâm cao” có người “cần kiên gan bền chí”, “cần vượt khó vượt khổ”, có người “cần xung phong dũng cảm”, toàn là những khẩu hiệu hành động của TNXP chúng tôi hồi đó.

Bác động viên chúng tôi:

- Các cháu trả lời đều đúng cả: Tóm lại việc gì khó mấy cũng làm được, chỉ cần quyết chí. Tục ngữ ta có câu: “Có công mài sắt có ngày lên kim”. Để ghi nhớ buổi nói chuyện của Bác cháu ta hôm nay, Bác tặng các cháu mấy câu thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm lên.

Đọc xong mỗi câu thơ, Bác lại bảo chúng tôi đồng thanh nhắc lại. Cuối cùng Bác

chỉ định tôi nhắc lại cả bài thơ cho tất cả đơn vị nghe.

 

Giữa rừng đêm khuya, dưới ánh lửa bập bùng, Bác cùng chúng tôi hoà nhịp theo

bài ca “Nhạc tuổi xanh”. Chúng tôi hát hào hứng, say mê. Đến khi bài hát được hát

lại lần thứ hai, nhìn lại thì không thấy Bác đâu nữa! Bác xuất hiện và ra đi như một

ông tiên trong chuyện cổ tích huyền thoại. Đám thanh niên chúng tôi ngẩn ngơ

nuối tiếc hồi lâu.

 

>>> Văn phòng phẩm Hải Giang luận bàn:

Với một bài thơ ngắn, dễ thuộc, Bác Hồ đã khuyên chúng ta nêu cao vai trò quyết định của nhân tố con người trong việc khắc phục khó khăn.

Trong cuộc sống, con người thường có thái độ khác nhau trước khó khăn. Một số người thấy khó khăn thì run sợ, chùn bước, ngã lòng, né tránh. Kết quả là họ buông xuôi, mặc cho số phận rủi may xô đẩy. Trái lại, một số người khi gặp khó khăn họ không nản chí, quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu của mình.

Mỗi khi gặp khó khăn, hình ảnh của Bác Hồ và bốn câu thơ của Bác lại được tái hiện trong lòng chúng ta, tiếp cho chúng ta sức mạnh để vượt qua khó khăn đạt mục đích, ước mơ của mình trong cuộc sống, góp phần thực hiện Cương lĩnh của Đảng ta với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 

Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị của Bác Hồ

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

 

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.


Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

 

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... 

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

 

>>> Văn phòng phẩm Hải Giang luận bàn:

Bài học mà chúng ta rút ra được trong câu chuyện này chính là một lối sống giản dị, tiết kiệm ở Bác Hồ. Dù ở địa vị càng cao nhưng Người càng giản dị, trong sạch, cả một đời không xa xỉ, hoang phí. Cuộc đời của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nếp sống giản dị của Bác chính là tấm gương để mỗi người chúng ta noi theo.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HÀNG TỐT – GIÁ TỐT – GIAO HÀNG TẬN NƠI. CHÚNG TÔI PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH 24/7

CÁC ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Văn phòng phẩm Hải Giang